1 Yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? – Tỉ giá tiền Yên Nhật hiện tại
1 yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam chính là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người. Và nếu bạn có ý định sang Nhật thì cần phải đổi tiền Nhật thì bạn cần biết 1 yên tiền Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam. Các bạn đang quan tâm hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé
Mỗi quốc gia đều có những mệnh giá và tên gọi nhất định cho tiền tệ của đất nước đó. Với Trung Quốc thì là Nhân dân tệ, Việt Nam là Việt Nam Đồng (vnđ) còn đối với người Nhật thì là đồng Yên. Đây là đồng tiền được sử dụng duy nhất tại Nhật Bản, ngoài ra người Nhật cũng có một số tên gọi khác về đơn vị tiền tệ của đất nước họ như là Man, Sen..
Mục lục bài viết
1, Tỷ giá tiền Nhật tính đến thời điểm hiện tại
Cập nhật tỷ giá tiền Nhật: 1 yên bằng bao nhiêu tiền Việt Nam
– Giá các mặt hàng thiết yếu tại Nhật
Nếu bạn xuất khẩu lao động Nhật Bản để sinh sống, làm việc hay chỉ là bạn qua Nhật để du học, công tác thì cần nắm rõ giá cả các mặt hàng thiết yếu. Chẳng hạn như giá gạo muối, rau củ quả là điều hết sức cần thiết bởi chúng phục vụ nhu cầu thiết thực mỗi ngày. Nắm được giá cả bạn sẽ cân đối được các khoản chi tiêu cho sinh hoạt hàng tháng cũng như lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm tối đa chi phí.
Giá đồ ăn tại Nhật Bản
Gạo: 400~500 yên/kg
| Bột nêm: 250 yên/kg |
Thịt bò: 200 yên/100g
| Đường: 200 yên/kg |
Thịt heo 150 yên/100g
| Muối: 200 yên/kg |
Sườn heo: 100 yên/100g
| Nước mắm: 400 yên/ chai 300ml |
Thịt gà: 100 yên/ 100g
| Mỳ gói:100 yên/ gói |
Cải thảo: 200 yên
| Cơm bình dân : 400 yên |
Cải bắp: 100 yên
| Táo tây: 100 yên/trái |
Dưa leo: 100 yên~ 200 yên (3 trái)
| Đào: 200 yên/trái |
Rau: 100~200 yên/bó
| Hồng: 100 yên/trái |
Cà chua: 100 yên/trái
| Cá: 150 yên/100g |
Giá đồ uống tại Nhật
Nước suối đóng chai 100 yên/ 1 lít
| Sữa tươi nguyên chất: 200 yên/1 lít |
Nước máy tại Nhật có thể uống luôn
| Bia lon: 200 yên/ lon |
Nước đóng chai 100~ 200 yên / 1.5 lít
| Rượu hoa quả : 200 yên/lon |
Trà xanh/ trà sữa/ hồng trà 1.5L 200 yên
| Nước hoa quả( táo, cam): 200 yên/ lít |
Giá cả sinh hoạt hàng ngày tại Nhật bản
Trường hợp 1 người và gia đình có 3 người
| 1 người (Yên) | Gia đình (Yên) |
Thuê nhà
| 25,000 – 30,000 | 60,000 – 70,000 |
Điện
| 2,000 – 3,000 | 5,000 – 6,000 |
Nước
| 2,000 – 3000 | 4,000 – 5,000 |
Gas
| 2,000 – 3000 | 4,000 – 5,000 |
Internet
| 2,000 | 2,000 |
Truyền hình
| 0 | 2,000 |
Điện thoại cố định (1 máy)
| 0 | 2,000 |
Điện thoại di động (1 máy)
| 3,000 – 4,000 | 3,000 – 4,000 |
Tiền gửi xe đạp/năm
| 0 | 5,0000 |
Tiền quản lý (nếu ở chung cư)
| 0 | 15,000 – 20,000 |
2, 1 Yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam?
Tỷ giá tiền Nhật 1 Yên, 1000 Yên khi quy đổi sang tiền Việt
Tỷ giá Yên Nhật | |
Đồng Việt Nam (VND) | 216,5657 |
Tỷ giá vào ngày 25/05/2020 |
Ngoài Yên thì người Nhật còn sử dụng các đơn vị tiền tệ khác như Man, Sen. Do đó, các bạn cũng không cần băn khoăn 1 yên Nhật bằng bao nhiêu tiền Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tất cả đều được quy đổi ra Yên Nhật thì có giá như
- 1 Man = 10.000 Yên và tương đương với 2.000.000 VNĐ
- 1 Sen = 1.000 Yên tương đương với 200.000 VNĐ
Tùy vào tình hình kinh tế cũng như biến động của thị trường mà tỉ giá có thể thay đổi theo thời gian (có thể thay đổi theo từng ngày). Bởi vậy cần phải cập nhật tỉ giá thường xuyên cũng như theo dõi và có cái nhìn tổng quan hơn về tỉ giá tiền tệ của các nước chứ không chỉ của riêng nước mình
3, Tìm hiểu về mệnh giá tiền Nhật chi tiết nhất
Hiện nay, người Nhật vẫn sử dụng các đồng tiền kim loại giống như tiền xu ở Việt Nam. Đối với loại tiền kim loại thì có các mệnh giá từ 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên. Chất liệu làm các loại tiền xu cũng khác nhau và màu sắc cũng vậy (Nhôm, đồng vàng, đồng xanh, đồng trắng, niken…)
- Tiền kim loại : 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên
- Tiền giấy: 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên, 10.000 yên
Đồng 1 yên Nhật Bản
Đồng 1 yên Nhật là đồng tiền có mệnh giá thấp nhất trong hệ thống tiền tệ Nhật Bản.
Đối với tiền giấy tại Nhật chất liệu vẫn là giấy được làm từ gỗ. Với các mệnh giá bao gồm các tờ tiền 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên và 10.000 yên. Tiền được phát hành bởi Ngân hàng Nhật Bản, mỗi mệnh giá tiền sẽ có những hình ảnh của các vĩ nhân khác nhau tùy theo mức độ cống hiến của người đó.
4, Đổi tiền Nhật sang Việt ở ngân hàng nào?
Nếu muốn chuyển đổi tiền tệ quốc tế thì bạn sẽ phải tốn một khoản phí rất cao. Mức phí sẽ tùy thuộc vào từng ngân hàng mà bạn chuyển đổi. Dưới đây đây chúng tôi sẽ liệt kê một số ngân hàng chuyển đổi tiền cơ bản với mức phí công khai. Nhờ đó các bạn có thể tham khảo và lựa chọn sao cho phù hợp
Nếu bạn đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật thì có thể đến các sân bay, ngân hàng của Nhật để đổi. Tuy nhiên, lưu ý là bạn cần phải mang theo hộ chiếu thì mới đổi được tiền nhé.
Đối với những bạn trong nước chuẩn bị sang Nhật và muốn đổi tiền sẵn thì có thể đổi ngay trong nước. Tại Hà Nội: bạn có thể đến các ngân hàng nếu như bạn chứng minh được mục đích chuyến đi sang Nhật (đi du học, đi xuất khẩu lao động, đi du lịch…). Nếu không bạn có thể qua phố Hà Trung – Hà Nội – con phố nổi tiếng về đổi ngoại tệ các nước.
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Bạn có thể đổi tiền Nhật tại các tiệm vàng đường Lê Thánh Tôn thuộc địa phận Quận 1, Lê Văn Sĩ – Quận 3.
Nếu các bạn muốn đổi tiền ngoại tệ tốt nhất là các bạn nên đến trực tiếp các ngân hàng gần chỗ bạn để đổi. Như vậy vừa đảm bảo an toàn lại không sợ liên quan pháp lý.
5, Lưu ý khi đổi tiền Ngoại tệ mang ra nước ngoài
Theo quy định bạn không được mang quá 7.000 USD khi quy đổi ra ngoại tệ khác. Dù là bạn đi du học, du lịch, công tác, chữa bệnh, đi xuất khẩu lao động… Nếu bạn muốn mang nhiều hơn số tiền đó thì bắt buộc phải khai báo với cục Hải Quan. Và phải có quyết định chuyển tiền ra nước ngoài của cơ quan thẩm quyền, ký, đóng dấu và có mục đích rõ ràng
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc của các bạn về vấn đề quy đổi 1 yên nhật bằng bao nhiêu tiền Việt. Bài viết hi vọng góp một phần nhỏ vào việc chuẩn bị hành trang giúp bạn chinh phục ước mơ của bản thân.
Có thể bạn quan tâm • Top 5 phần mềm học tiếng Nhật trên máy tính tốt nhất cho bạn • Checklist những đồ cấm mang sang Nhật Bản – Update mới nhất! |