Các cách chào của người Nhật và những quy tắc mà ai cũng nên nắm

Khác với các quốc gia trên thế giới người Nhật Bản rất coi trọng lễ nghi. Vì thế, khi sang Nhật Bản học tập và làm việc, bạn cần tìm hiểu rõ về văn hóa cũng như các quy tắc đơn giản trong cuộc sống để giúp bạn nhanh chóng hòa nhập hơn. Một trong những điểm cần lưu ý chính là cách chào của người Nhật.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số lưu ý trong cách chào của người Nhật mà ai cũng nên nắm chắc.

1. Các cách chào của người Nhật Bản

Khác với người Việt Nam, văn hóa cúi chào của người Nhật Bản có rất nhiều điểm đặc biệt. Trong đó, người dân quốc gia này chủ yếu sử dụng 3 kiểu cúi chào chính là: Cúi chào kiểu Saikeirei, cúi chào bình thường và khẽ chào.

Mỗi một kiểu chào lại có những quy tắc cũng như áp dụng trong các trường hợp khác nhau. Cụ thể:

– Cúi chào kiểu Saikeirei:

Đây là kiểu cúi chào mà người chào sẽ cúi xuống từ từ và rất thấp. Người ta sử dụng kiểu chào Saikeirei để thể hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng khi đứng trước ban thờ hoặc đi các đền, chùa, đứng trước Quốc kỳ hoặc Thiên Hoàng.

– Cúi chào bình thường:

Ở kiểu cúi chào nào, bạn chỉ cần cúi xuống từ 20 – 30 độ đồng thời giữ yên trong vòng từ 2 – 3 giây. Trường hợp ngồi sàn, bạn có thể đặt hai tay xuống sàn, lưu ý lòng bàn tay úp sấp cách nhau khoảng 10 – 20cm và đầu cúi thấp.

– Khẽ chào:

Kiều chào này thường chỉ cúi khoảng 1 giây và hai tay của người cúi chào sẽ đặt ở bên hông.

2. Một số quy tắc khi cúi chào của người Nhật

Như đã chia sẻ ở những bài viết trước, người Nhật Bản rất coi trọng việc cúi chào. Người ta chia hành động cúi chào thành các mức độ khác nhau, cụ thể:

  • Cúi chào dùng để thăm hỏi người khác khi mới gặp nhau lần đầu
  • Cúi chào để tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng với người khác

Khi sinh sống và học tập tại Nhật Bản, bạn buộc phải nắm bắt các quy tắc trong giáo tiếp đặc biệt là hành động cúi chào.

Với người Nhật, tất cả mọi người dù là nam hay nữ, già hay trẻ khi chào đều phải cúi mình để thực hiện nghi thức chào hỏi. Mỗi một thành phần xã hội sẽ có một kiểu chào khác nhau.

Ngoài ra, người Nhật cũng có quan điểm: Người dưới phải chào người trên tức người nhỏ tuổi phải chào người lớn tuổi hơn.

Vừa rồi là một số thông tin về cách chào của người Nhật mà ai cũng nên nằm lòng. Hi vọng, bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin mới mẻ, hữu ích. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN - ĐÀI LOAN [24/7]

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0908.798.386 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *