Đất nước Nhật Bản

Bất cứ Du học sinh nào trước khi đến đất nước Nhật đều đã quan tâm tìm hiểu về đất nước Nhật. Soleil xin tổng hợp lại các thông tin mà các bạn quan tâm nhất. Đất nước Nhật Bản có 47 tỉnh nhưng dựa trên địa lý và lịch sử đất nước thì các tỉnh này lại được chia thành 9 vùng khác nhau, gồm : Hokkaido,Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki, Chugoku, Shikoku, Kyushu và Okinawa. Mỗi vùng có phương ngữ, tập quán và truyền thống văn hóa riêng biệt. Chẳng hạn như vùng Kanto, bao gồm cả Tokyo, và vùng Kansai, bao gồm cả Osaka, mang đến cho du khách niềm say mê và thích thú khi so sánh mọi thứ tương phản từ thực phẩm cho đến nghệ thuật biểu diễn truyền thống. Dân số của đất nước hoa đào hơn 128 triệu người đứng thứ 10 trên thế giới. Có khoảng 343 người /km2, con số này cao hơn so với Hoa Kỳ (31 người /km2), Pháp ( 110 người/km2), Bỉ ( 341người /km2). Nhật Bản, cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 377.834 km² nằm soải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Nó nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.

Tokyo (Đông Kinh đô) là thủ đô nằm ở phía đông của đảo chính Honshu.Trong tiếng Nhật,Tokyo có nghĩa là \”Thủ đô ở phía đông\”. Không chỉ là một đô thị riêng lẻ mà ngày nay Tokyo là trung tâm của Vùng thủ đô Tokyo. Trung tâm hành chính của Tokyo đặt ở khu Shinjuku. Dân số của tỉnh Tokyo là hơn 12 triệu người. Tỉnh là trung tâm của vùng thủ đô Tokyo, vùng đô thị đông dân nhất thế giới với 35 triệu người và cũng là vùng đô thị có kinh tế lớn nhất toàn cầu với GDP tính theo sức mua tương đương là 1191 tỷ USD năm 2005.

I. KHÍ HẬU NHẬT BẢN

Nhật Bản đáng lẽ ra phải có khí hậu ôn đới. Nhưng do ba nhân tố: khối không khí lạnh từ Siberia, khối không khí nóng ẩm từ Thái Bình Dương chảy vào và các dãy núi chạy thẳng cắt ngang các luồng không khí n\”alt\”ày. Vì lẽ đó, khí hậu của Nhật Bản trở nên khá phức tạp. Tại miền bắc thuộc đảo Hokkaido, mùa hè ngắn nhất, mùa đông dài với tuyết rơi nhiều trong khi đảo Ryukyu (Okinawa) có khí hậu bán nhiệt đới, và do ở gần lục địa châu Á, Nhật Bản cũng chịu các ảnh hưởng thời tiết của lục địa này. Vào mùa đông từ tháng 12 tới tháng 2, gió lạnh và khô của miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây. Miền đông của Nhật Bản ít bị tuyết hơn nhưng cũng rất lạnh. Vào tháng giêng, thành phố Tokyo lạnh hơn thành phố Reykjavik của Iceland nhưng tuyết rơi ít hơn. Phía nam của đảo Kyushu và các đảo Nansei vào mùa đông ít lạnh hơn, đây là nơi mùa Xuân tới trước tiên với hoa Anh Đào, một sự kiện rất quan trọng đối với người Nhật Bản. Vào cuối tháng 3, hoa Anh Đào đã nở trên đảo Kyushu và loại hoa này nở dần lên tới phía bắc của đảo Hokkaido vào tuần lễ thứ hai của tháng 5. Mùa hoa Anh Đào là mùa tốt đẹp nhất để du khách viếng thăm Nhật Bản. Sau khi hoa đã tàn là các trận mưa thất thường trước khi mùa mưa (tsuyu) đến và kéo dài trong hai tháng.

Mùa hè tại Nhật Bản bắt đầu từ tháng 6 tới tháng 8 với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm. Đầu mùa hè cũng có các trận mưa, bắt đầu từ miền nam và lâu vài tuần lễ rồi loại mưa này chuyển dần lên\”alt\”mạn bắc. Độ nóng của mùa hè cao nhất là vào tháng 8 với thời tiết ngột ngạt, rất khó chịu, khiến cho nhiều người trốn sức nóng mà chạy lên miền núi mát mẻ hơn. Thành phố Yamagata vào mùa đông chịu đựng một mét tuyết phủ và vào mùa hè, độ nóng đã có lần lên tới kỷ lục là 40.8 độ C. Vào cuối mùa hè, Nhật Bản gặp các trận cuồng phong mang tới các trận mưa lớn và các tàn phá, nhất là tại các vùng bờ biển. Thông thường mỗi năm có 3 hay 4 trận cuồng phong, các trận nhỏ vào tháng 8, trận lớn vào tháng 9. Tại miền nam và tại miền bờ biển Thái Bình Dương, nhiều trận gió mạnh làm đổ nhà cửa, lật úp tầu thuyền. Nhật Bản còn chịu ảnh hưởng của gió mùa, chịu các trận sóng thần (tsunami) do các vụ động đất ngầm dưới đáy biển. Tới tháng 10 và tháng 11, thời tiết trở nên dịu đi, lá cây bắt đầu đổi màu, đây cũng là thời gian tốt đẹp cho khách du lịch.

Mùa hè và mùa đông tại Nhật Bản là hai thái cực trong khi mùa xuân và mùa thu có thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản nằm trên cùng vĩ độ với các thành phố Athenscủa Hy Lạp, Teheran của Iran và Los Angeles của Hoa Kỳ. Vào mùa đông tại Tokyo, trời lạnh vừa với độ ẩm thấp và đôi khi có tuyết, trái với mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao.

Nhật Bản đã từng là một phần của đại lục châu Á. Vào một thời điểm nào đó trong Kỷ Băng Hà nó đã tách khỏi đại lục. Và những đỉnh núi xưa kia đã trở thành 4000 hòn đảo của nước Nhật. Độ cao trung bình của các hòn đảo là 330m. Thái Bình Dương bao quanh phía đông và nam còn biển Nhật bản ngăn cách giữa Nhật và Trung Quốc. Nước biển và núi lửa không làm thay đổi hình dạng nướcNhật là mấy mặc dù nó nằm trong vành đai núi lửa và có rất nhiều núi lửa đang hoạt động. Khoảng 72 phần trăm diện tích của Nhật là núi non và các triền núi đều khá dốc gây khó khăn cho việc canh tác nông nghiệp. Điạ hình này đã buộc người Nhật theo nghề hàng hải và đánh cá. Hầu hết các thành phố quan trọng của Nhật đều nằm ở bờ biển. Giống như những dân tộc hải đảo khắp mọi nơi, người Nhật luôn trông chờ vào biển để đảm bảo cuộc sống của mình. Tuy thế ngọn nuí luôn là nơi giúp định hướng tính cách và truyền cho họ sức mạnh chiụ đựng với nghịch cảnh.

II. NÚI LỬA & ĐỘNG ĐẤT

Do quần đảo Nhật Bản nằm phía trên hai vùng địa chất thường xuyên tương tác là vành đai núi lửa Thái Bình Dương và khu vực địa chấn vành đai Thái Bình Dương nên lớp vỏ địa chấn phía dưới không bền vững khiến cho Nhật Bản có nhiều trận độ\”alt\”ng đất hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Hiện nay tại Nhật Bản có khoảng 80 núi lửa đang hoạt động. Nhiều ngọn núi lửa đang được theo dõi sát sao để tránh hiểm hoạ, rủi ro. Đỉnh Phú Sĩ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ cũng là ngọn núi lửa đang hoạt động có khả năng phun trào và đang được kiểm soát. Những trận động đất đi kèm với hoạt động của núi lửa thường rất nhẹ ở mức con người không cảm nhận được, hoặc là những chấn động vừa và nhỏ không gây hại cho con người, nhưng là dấu hiệu quan trọng nói lên hoạt động của núi lửa.

Hàng năm chỉ riêng ở khu vực Tokyo xảy ra từ 40 đến 50 trận động đất mà con người có thể cảm nhận được, trong khi trung bình trên toàn quốc cứ 2 năm lại có một trận động đất mạnh gây tổn thất. Trên cả nước và các vùng lân cận hàng năm có khoảng 7.500 chấn động địa chấn, bao gồm cả những chấn động chỉ đo được bằng các phương tiện tinh vi nhất. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1.500 lần con người có thể cảm nhận được. Hiện nay ở Nhật Bản đã có Luật Tiêu chuẩn xây dựng qui định tiêu chuẩn chống động đất trong xây dựng dân dụng để phòng tránh tác hại cho con người. Nhà cửa được thiết kế để chịu được các trận động đất lớn, tuy nhiên điều này không đủ để kiềm chế phản ứng của người dân trong trường hợp có động đất xảy ra bất thường tại thành phố. Việc nghiên cứu dự báo động đất bắt đầu vào nửa cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20 nhằm mục đích dự báo động đất ở đất liền trên mức 7 độ địa chấn và ở biển trên mức 8 độ địa chấn.

III. SÔNG NGÒI

Những con sông được tạo nên từ những hòn núi dốc thường rất hẹp và có độ dốc rất cao. Nhiều con sông lao ầm ầm như thác xuống biển. Nhật bản cũng là nước có rất nhiều hồ. Có lẽ mặt nước tĩnh lặng của hồ nước đã tạo ra cảm giác đặc biệt cho người dân ở xứ sở núi và tuyết này. Hồ Biwa là hồ đẹp nhất và có ý nghĩa nhất đối với người Nhật.

IV. ĐỘNG THỰC VẬT

Các hải đảo Nhật Bản trải dài 25 vĩ độ vì thế đất nước này có nhiều loại thực vật và động vật. Tại nhóm hải đảo Ryukyu và Ogasawara ở về phía nam, thời tiết thuộc loại bán nhiệt đới nên động vật và thực vật giống như của bán đảo Mã Lai, trong khi tại phần đất chính của Nhật Bản hay tại các đảo Honshu, Kyushu và Shikoku, thời tiết giống như Trung Hoa và Triều Tiên còn miền trung và miền bắc của đảo Hokkaido có khí hậu gần cực, rất lạnh nên có nhiều rừng thông loại lá lớn.

Thực vật và động vật tại Nhật Bản qua nhiều thế kỷ đã bị ảnh hưởng do sự du nhập từ các quốc gia khác. Trong thời kỳ Minh Trị (Meiji, 1858- 1912), đã có từ 200 tới 500 loại cây được đưa vào Nhật Bản, phần lớn từ châu Âu rồi về sau này từ Hoa Kỳ. Ngày nay do nạn phá rừng và mở mang các thành phố, rừng cây của Nhật Bản đã bị ảnh hưởng xấu, thêm vào là sự ô nhiễm và các trận mưa axít.

\”alt\”Nhật Bản vào thời cổ xưa đã được nối với châu Á nhờ thế đã có các thú vật di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua. Nhật Bản có các loại thú đặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu (higuma) của đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400 kilô và loài gấu nâu châu Á (tsukinowaguma) nhỏ hơn, cao tới 1,4 mét và nặng 200 kilô. Một giống thú đặc biệt khác là loài khỉ cỡ trung bình, cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn, thường thấy trên các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu.

Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Trên các đảo Hokkaido và Kyushu có các mỏ than và kỹ nghệ khai mỏ lên tới cực điểm vào năm 1941, ngày nay hầu như các hầm mỏ này không hoạt động. Tất cả khoáng sản khác, kể cả dầu thô, đều phải nhập cảng từ nước ngoài. Tại Nhật Bản, cây rừng cũng là một nguồn tài nguyên. Gỗ được dùng cho kỹ nghệ xây nhà và làm giấy nhưng việc sản xuất nội địa đã giảm hẳn vì Nhật Bản ưa nhập cảng loại gỗ rẻ tiền hơn từ các quốc gia nhiệt đới thuộc vùng Đông Nam Á.

Một tài nguyên khác của Nhật Bản là cá biển. Nhật Bản có các hạm đội tầu đánh cá rất lớn, hoạt động trong các hải phận quốc tế. Nhật Bản cũng khai thác mạnh ngành du lịch với các khách sạn, các sân golf và loại kỹ nghệ này càng bành trướng, lại càng làm ô nhiễm môi trường sống trong khi người dân Nhật vẫn quý trọng Thiên Nhiên. Do sự phát triển đô thị, do các loại kỹ nghệ và việc bành trướng du lịch, môi trường\”alt\”

ủa một số sinh vật đã bị ảnh hưởng xấu. Loại hạc (tancho) rất đẹp của hòn đảo Hokkaido đã từng làm đề tài cho các bức danh họa nhiều thế kỷ trước, nay đã bị tuyệt chủng. Sự ô nhiễm các giòng sông đã làm chết đi các loại cá chép và cá hồi. Loại gấu màu nâu cũng biến đi dần. Loại khỉ macaca chỉ còn thấy tại khu vực Nagano. Các khu giải trí dưới mặt nước cũng làm hư hỏng các vùng biển san hô thiên nhiên.

Để bảo vệ môi trường thiên nhiên, Nhật Bản có 28 công viên quốc gia (kokuritsu koen) và 55 công viên bán công (kokutei koen) với công viên Iriomote tại phía cực nam và công viên Sarobetsu ở mỏm cực bắc của hòn đảo Hokkaido. Các công viên quốc gia được quản trị trực tiếp và các công viên bán công được cai quản gián tiếp bởi Cơ Quan Môi Trường thuộc Văn Phòng Thủ Tướng. Miền phía bắc đảo Honshu và đảo Hokkaido là hai nơi thưa dân, nên có nhiều công viên quốc gia lớn trong khi công viên lớn nhất là Công Viên Quốc Gia Nội Hải (Seto Naikai Kokuritsu Koen) trải dài 400 cây số từ đông sang tây, nơi rộng nhất 70 cây số và bao gồm hơn 1,000 đảo nhỏ.

V. VĂN HÓA CỦA ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC

Văn hoá Nhật Bản ngày nay là kết tinh thành quả lao động, đấu tranh với môi trường tự nhiên khắc nghiệt , đấu tranh với chính mình hàng ngàn năm của những cư dân trên quần đảo Nhật Bản. Nó cũng là sự kết hợp sáng tạo linh hoạt những giá trị văn hoá bản địa cùng với các giá trị văn hoá nước ngoài. Cũng vì vậy mà nó là nơi hội tụ của văn hoá phương Đông và phương Tây và là nơi thể hiện rõ nét Nhất sự sang tạo và thích nghi uyển chuyển với môi trường tự nhiên và xã hội của dân tộc Nhật!

Theo các nhà sử học, trước khi có tiếp xúc văn hoá với Trung Quốc trên quần đảo này đã tồn tại những cộng đồng người với những đặc trưng sinh hoạt văn hoá riêng. Những giá trị tinh thần thể hiện nhân sinh quan và thế giới quan độc đáo của những cư dân cổ xưa trên quần đảo này còn lưu lại khá rõ nét trong các khảo cổ vật, các truyền thuyết, nhất là trong những tín ngư

\”alt\”ỡng đa thần mà sau này được gọi chung là Thần đạo. Sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, đặc biệt là chữ Hán, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo bắt đầu vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên đã làm thay đổi to lớn diện mạo văn hoá Nhật Bản. Nó làm thay đổi từ lối sống cách suy nghĩ tổ chức trong triều đình Thiên hoàng cho đến các dạng thức sinh hoạt ngoài dân chúng. Cùng với thời gian các giá trị văn hoá này đã dần dần biến đổi, kết hợp với các giá trị văn hoá bản địa, nhất là với Thần đạo để tồn tại, phát triển và tạo nên những nét đặc trưng riêng , tạo nên cốt lõi của văn hoá Nhật Bản.

Người phương Tây đầu tiên đến Nhật Bản đem theo sự ảnh hưởng của những tri thức khoa học phương Tây và đạo Cơ đốc vào khoảng giữa thế kỷ XVI . Tuy nhiên phải đến cuộc cải cách Minh Trị (1868) thì tiếp xúc của Nhật Bản với văn hoá phương Tây mới trở nên rõ nét. Với tư tưởng mở cửa đất nước để học hỏi phương Tây của chính quyền Minh Trị, chỉ trong vài thập kỷ sau đó Nhật Bản đã trở thành một quốc gia hùng mạnh với cơ sở kinh tế, thể chế chính trị và mô hình xã hội, văn hoá hiện đại- điều mà phương Tây đã phải mất hàng thế kỷ mới có được.

\”alt\”Điều kiện tự nhiên đặc biệt đã cùng với sự sáng tạo cao độ đã giúp cho Nhật Bản có một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng mang đậm tính quốc tế. Người Nhật rất thành công trong việc biến các giá trị văn hoá nước ngoài thành văn hoá của riêng mình. Hay nói cách khác các giá trị văn hoá nước ngoài đã được khéo léo Nhật Bản hoá. Có thể nói rằng bên cạnh thành công về kinh tế thì Nhật Bản cũng rất thành công trong lĩnh vực xây dựng cho riêng mình một nền văn hoá độc đáo.

VI. NGÔN NGỮ

Về nguồn gốc, khó xác định được chắc chắn nguồn gốc của ngôn ngữ Nhật Bản. Phần đông học giả lập luận rằ\”alt\”ng tiếng Nhật có quan hệ với tiếng Triều Tiên và các ngôn ngữ thuộc nhóm Altaic ở vùng Trung Á kéo đến phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Sự giống nhau trong cách cấu tạo các động từ cho thấy chúng có chung nguồn gốc. Nếu chỉ hạn chế trong phạm vi cú pháp thì tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên giống nhau như hai ngôn ngữ anh em. Nhưng về từ vựng thì người ta thấy có nhiều điểm khác nhau giữa hai ngôn ngữ này. Hệ thống phát âm cũng có những khác biệt: tiếng Triều Tiên cho phép tập hợp các phụ âm và tạo ra những khác biệt giữa một số âm nhất định. điều này không hề có trong tiếng Nhật.

Hiện nay nhiều ý kiến cho rằng tiếng Nhật có sự lai tạp (một thứ pha trộn phức tạp) giữa ngữ pháp và cú pháp của ngôn ngữ Altaic với từ vựng của ngôn ngữ châu Úc. Ngoài ra, một số học giả lại khẳng định rằng nó là một thành viên của họ Tây Tạng-Miến Điện hoặc Mã lai-Polynexia ở phương Nam. Nói một cách ngắn gọn, nguồn gốc của tiếng Nhật vẫn là một vấn đề đang được tranh cãi. Tuy thế, đa số học giả cho rằng tiếng Nhật có nguồn gốc từ tiếng Triều tiên. Mặt khác, nhìn bề ngoài, nhiều người cho rằng tiếng Nhật \”giống\” tiếng Trung Quốc. Quả thật, tiếng Nhật có quan hệ chặt chẽ với tiếng Trung Quốc vì qua nhiều thế kỷ, tiếng Nhật đã mượn rất nhiều từ của tiếng Trung Quốc. Nhưng những từ vay mượn này đơn giản chỉ là sự giao lưu văn hoá còn về ngôn ngữ thì đây lại là hai thứ tiếng rất khác nhau.

Tiếng Trung Quốc là tiếng đơn âm (hay phần lớn là song âm tiết biệt lập) với trật tự Chủ ngữ – Động từ – Tân ngữ (SVO) trong khi tiếng Nhật lại là tiếng đa âm tiết với sự cấu thành từ ngữ quá phức tạp và một trật tự Chủ ngữ – Tân ngữ – Động từ (SOV). Sự khác biệt lớn này đã gây nhiều khó khăn khi người Nhật, vào thế kỷ VIII và IX, cố gắng biến chữ viết Trung Quốc thành chữ viết riêng của mình. Nếu cú pháp tiếng Nhật hướng người ta lên phía bắc và tây bắc lục địa châu Á thì những khía cạnh trong bảng từ vựng và hệ thống phát âm (đặc biệt tiếng Nhật có hệ thống âm tiết mở và cho phép lặp lại các từ đơn giản để tạo ra số nhiều) đã hướng người ta xuống phía nam, nơi có nhóm ngôn ngữ châu Úc hoặc nhóm ngôn ngữ Dravidian ở phía nam Ấn Độ.

\”alt\”Một nét nổi bật của tiếng Nhật là các hình thức biểu đạt theo cấp độ khác nhau tuỳ theo tình huống. Tiếng Nhật có cách nói thông thường, khiêm nhường hoặc kính trọng, tuỳ thuộc vào mức độ kính trọng cần thiết đối với người đối thoại, vào các dịp và các yếu tố khác. Động từ, danh từ và các từ khác thay đổi hoàn toàn hoặc một phần theo cấp độ được dùng. Kính ngữ vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong xã giao, cũng như sự khác nhau giữa từ ngữ và cách nói của nam và nữ. Điều này cũng phần nào thể hiện sự phân cấp thứ bậc traong xã hội Nhật Bản. Một đặc điểm cuối cùng nổi bật của tiếng Nhật là sự biểu hiện không rõ ràng. Có nhiều từ có thể hiểu theo hai nghĩa.

Nói tóm lại, tiếng Nhật bao gồm bốn thứ chữ viết và hệ thống ngữ pháp không phức tạp nhưng lại phức tạp trong cách biểu hiện. Do đó, có thể nói là một trong những thứ tiếng khó nhất thế giới.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN - ĐÀI LOAN [24/7]

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 0908.798.386 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *