Itadakimasu là gì? Tại sao người Nhật thường nói câu này trước khi ăn?
Cũng giống với văn hóa của người Việt Nam, văn hóa của người Nhật cũng rất đa dạng và phong phú. Với những người yêu mến đất nước Nhật, đã từng đặt chân đến đây chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với câu Itadakimasu. Tuy nhiên, ít ai hiểu được ý nghĩa thực sự của câu Itadakimasu là gì? Vì thế trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cụm từ này nhé!
Mục lục bài viết
1. Lịch sử ra đời của câu nói Itadakimasu?
Trước khi đi vào tìm hiểu ý nghĩa của câu Itadakimasu là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời của câu nói này nhé.
Theo như ghi chép từ nhiều sổ sách. Cụm từ “Itadakimasu” xuất hiện tại một số vùng nước Nhật từ sau thời Meiji (1913). Câu nói này thường được các gia đình quý tộc tại Nhật Bản sử dụng trước bữa ăn mỗi ngày.
Từ sau thế chiến thứ 2 thì cụm từ Itadakimasu đã được sử dụng ngày một phổ biến hơn tại đất nước “mặt trời mọc”.
Theo thời gian, Itadakimasu đã trở thành một phong tục không thể trước bữa ăn của mỗi gia đình người Nhật. Đồng thời đây cũng được coi là một trong những chuẩn mực để đánh giá đạo con người tại đây.
2. Vậy Itadakimasu là gì?
Nếu như những người theo đạo Thiên Chúa tại Việt Nam, trước mỗi bữa ăn họ thường có hành động là làm dấu. Tại Nhật Bản trước mỗi bữa ăn họ lại có hành động chắp tay, kèm theo đó là câu nói Itadakimasu.
Theo quan niệm của người Nhật, mỗi bữa ăn đều là sự hy sinh của rất nhiều sinh mệnh. Nhờ vào các sinh mệnh này mà con người mới tiếp tục duy trì được sự sống. Để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với vạn vật. Mỗi người Nhật Bản, từ trẻ nhỏ cho đến người già đều phải nói Itadakimasu.
Như vậy, Itadakimasu có nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”, “xin phép được mời ăn”,
“mời cả nhà dùng bữa” hoặc “cùng ăn cơm thôi nào”. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà Itadakimasu sẽ có ý nghĩa khác nhau. Nhưng chung quy lại Itadakimasu có nghĩa là “xin phép dùng (nhận) lấy bữa ăn này”.
Chắc hẳn đến đây các bạn đã hiểu được Itadakimasu có nghĩa là gì rồi phải không?
Xem thêm: Otaku là gì?
3. Ý nghĩa của Itadakimasu trong từng trường hợp
Nội dung phần trên có đề cập: Theo quan niệm của người Nhật, con người có thể duy trì và phát triển sự sống được. Phải nhờ vào sự hy sinh của rất nhiều sinh vật Vì thế Itadakimasu thường được sử dụng để nhắc đến những đối tượng dưới đây. Với mỗi đối tượng Itadakimasu sẽ có ý nghĩa khác biệt:
3.1 Nguyên liệu tự nhiên
Với người Nhật, vạn vật xuất hiện trên trái đất đều có sự sống, và cần phải được tôn trọng.
Để có được một bữa ăn ngon, đã có biết bao sinh vật phải hy sinh như: gạo để tạo ra cơm; thịt cá để tạo ra các món ăn mặn,…. Hơn nữa để tạo ra được những món ăn ngon trong bữa cơm hàng ngày. Vạn vật đều cần phải trải qua quá trình hình thành và phát triển.
Cho nên, đối với mỗi món ăn trong bàn ăn của người Nhật. Họ luôn nhắc nhở mình phải ăn thật ngon; không được phí phạm bất cứ điều gì. Vì thế, trong trường hợp này Itadakimasu sẽ có nghĩa “tôi sẽ ăn thật ngon”
3.2 Người tạo ra món ăn (đầu bếp, người nông dân, ngư dân…)
Các nguyên liệu để tạo ra bữa ăn như thịt cá, tôm gạo,…sẽ không tự mình “nằm” sẵn trên bàn ăn của mỗi người. Tất cả đều phải trải qua một quá trình lao động, có sự tác động trực tiếp của con người. Và nếu không có những người lao động đó, các bạn sẽ không bao giờ có được một món ăn ngon.
Vì thế trong trường hợp này Itadakimasu sẽ là lời cảm ơn của mọi người muốn gửi đến những người lao động- Những người đã sản xuất và chế biến nguyên vật liệu thành các món ăn.
Xem thêm: Gyaru là gì?
3.3 Người mời bạn đến ăn
Đối tượng cuối cùng mà Itadakimasu được dùng để thay lời cảm ơn đó chính là Chủ nhân của bữa ăn- Người đã tạo ra bữa ăn cũng như mời bạn đến thưởng thức bữa ăn.
Đối với những bạn trẻ khi đi du học Nhật hay đi xuất khẩu lao đông Nhật Bản thì Trong trường hợp bạn được ai đó mời đến nhà để dùng bữa. Câu đầu tiên mà các bạn cần phải nói chính là Itadakimasu. Ý nghĩa “cảm ơn đã cho tôi thức ăn, tôi sẽ kính trọng và ăn thật ngon”.
Thông qua bữa ăn này, người được mời đến để thưởng thức món ăn muốn gửi lời cảm ơn đến nguyên vật liệu; người lao động; người chế biến ra bữa ăn. Giúp cho họ có bữa ăn ngon. Đồng thời giúp họ duy trì sự sống để cống hiến và làm việc.
3.4 Kết luận:
Chỉ với một cụm từ đơn giản là Itadakimasu. Nhưng hàm chứa trong đó là bao ý nghĩa sâu sắc. Vừa thể hiện triết lý nhân văn của đời sống; vừa giáo dục con người để bày tỏ lòng biết ơn.
Và nếu bạn có cơ hội đến với đất nước “mặt trời mọc” hoặc được mời dùng bữa với những người bạn là người Nhật. Các bạn đừng quên nói câu Itadakimasu trước bữa ăn nhé! Chỉ với một hành động nhỏ này nhưng mối quan hệ của bạn sẽ được cải thiện một cách hiệu quả. Đồng thời bạn sẽ để lại được ấn tượng đẹp của mình trong mắt người Nhật.