Tổng hợp 14 ngành nghề kỹ năng đặc định
Chương trình kỹ năng đặc định hoàn toàn mới với người lao động, mặc dù đa dạng về đối tượng, thời gian lưu trú tại Nhật cũng lâu hơn nhưng người lao động chỉ được chọn một trong 14 ngành nghề kỹ năng đặc định mà thôi, chứ không nhiều ngành nghề như chương trình thực tập sinh trước đây
Vì thế bạn cần phải nắm rõ thông tin về 14 ngành nghề này để có thể đăng ký và thi tuyển được dễ dàng, nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về những ngành nghề theo chương trình kỹ năng đặc định này hãy cùng xem đó là gì nhé.
Mục lục bài viết
- Thông tin chi tiết về 14 ngành nghề kỹ năng đặc định
- Ngành hộ lý
- Ngành lau dọn tòa nhà
- Ngành công nghiệp vật liệu
- Ngành sản xuất máy móc công nghiệp
- Ngành điện – điện tử
- Ngành xây dựng
- Ngành công nghiệp đóng tàu và hàng hải
- Bảo dưỡng ô tô
- Ngành hàng không
- Ngành khách sạn
- Ngành nông nghiệp
- Ngành ngư nghiệp
- Ngành sản xuất thực phẩm
- Ngành dịch vụ ăn uống
Thông tin chi tiết về 14 ngành nghề kỹ năng đặc định
Ngành hộ lý
Công việc chính của ngành nghề này chính là hỗ trợ về thân thể cho người bệnh, tùy vào tình trạng sức khỏe riêng của mỗi người mà chúng ta sẽ hỗ trợ các công việc khác nhau như tắm giặt, ăn uống, đi lại… cùng với đó là hoạt động hỗ trợ khác như giải trí, điều trị chức năng…
Tuy nhiên công việc này không bao gồm dịch vụ hộ lý tại nhà mà chỉ ở những cơ sở y tế thôi nhé.
Ngành lau dọn tòa nhà
Đây là công việc mà bạn sẽ phải vệ sinh toàn bộ các phần bên trong tòa nhà.
Ngành công nghiệp vật liệu
Những công việc mà bạn sẽ phải thực hiện bao gồm: Đúc, tạo hình, đúc chết, gia công cơ khí, nén kim loại, cán mỏng kim loại, mạ, xử lý oxi hóa nhôm, đánh bóng, kiểm tra máy móc, bảo dưỡng máy móc, sơn, hàn.
Cần phải là người có kinh nghiệm chuyên môn hoặc có sức khỏe thì mới có thể thực hiện tốt được những công việc này.
Ngành sản xuất máy móc công nghiệp
Những công việc chính mà bạn phải làm bao gồm đúc, tạo hình, đúc chế, sơn, rèn, cán mỏng kim loại, mạ, lắp ráp thiết bị điện, đúc nhựa, hàn, bao bì công nghiệp…
Ngành điện – điện tử
Công việc chính mà bạn sẽ phải thực hiện khi đi xuất khẩu lao động theo diện visa kỹ năng đặc định ngành nghề này chính là gia công cơ khí, kim loại dập, cán mỏng kim loại, mạ, đánh bóng, bảo dưỡng máy móc, lắp ráp điện tử, lắp ráp thiết bị điện, sản xuất bảng mạch, sơn, hàn… có khá nhiều công việc mà bạn phải thực hiện đúng không nào?
Ngành xây dựng
Trong 14 ngành nghề kỹ năng đặc định thì ngành nghề xây dựng sẽ phải thực hiện khá nhiều công việc yêu cầu phải có sức khỏe tốt như ván khuôn thi công, thạch cao, bơm bê tông, xây dựng đường hầm, thi công máy xây dựng, đáo đắp, tấm lợp, thi công cốt thép, khớp cốt thép…
Ngành công nghiệp đóng tàu và hàng hải
Bạn sẽ phải làm những công việc như hàn, hoàn thiện sản phẩm, sơn, gia công cơ khí, thợ sắt thép, lắp ráp thiết bị điện…
Bảo dưỡng ô tô
Đây là ngành nghề mà bạn phải kiểm tra và bảo dưỡng ô tô hàng ngày và tháo gỡ để bảo dưỡng sản phẩm…
Ngành hàng không
Công việc cần phải làm là công tác mặt đất bao gồm hỗ trợ mặt đất, các dịch vụ cho thuê, hành lý cho khách hàng… và công việc bảo dưỡng máy bay bao gồm bảo trì thân máy, thiết bị của máy bay.
Ngành khách sạn
Khi tham gia kỹ năng đặc định ngành nghề khách sạn thì bạn sẽ phải thực hiện công việc dịch vụ của khách sạn như lễ tân, lập kế hoạch, quảng cáo, tiếp tân, dịch vụ nhà hàng…
Ngành nông nghiệp
Việt Nam là đất nước chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên khi bạn đi xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp thì sẽ cảm thấy khá quen thuộc, công việc mà bạn cần thực hiện là:
- Nông nghiệp trồng trọt: quản lý thu gom, canh tác, phân loại hay vận chuyển các loại nông sản…
- Nông nghiệp chăn nuôi: chăn nuôi, thu gom, phân loại các loại vật nuôi khác nhau…
Ngành ngư nghiệp
Với 14 ngành nghề kỹ năng đặc định thì đây cũng là ngành nghề khá quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam, bạn sẽ thực hiện các công việc như: đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản.
Ngành sản xuất thực phẩm
Đây là ngành nghề mà bạn sẽ thực hiện công việc như sản xuất thực phẩm, đồ uống… tất cả đều được thực hiện trên dây chuyền hiện đại và theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.
Ngành dịch vụ ăn uống
Công việc chính là chế biến, dịch vụ khách hàng quản lý cửa hàng…
Trên đây là 14 ngành nghề kỹ năng đặc định mà bạn nên biết để có thể định hướng và lựa chọn ngành nghề phù hợp khi quyết định đi làm việc tại Nhật Bản nhé.