Menu

Để thích nghi ở môi trường mới cho du học sinh Việt Nam tại nước ngoài

12/08/2022 998

 

Hòa nhập cuộc sống ở một vùng đất mới không phải là một điều dễ dàng, kể cả đối với những bạn trẻ đi du học từ lứa tuổi mười lăm mười sáu. Phần lớn các bạn trẻ đi du học trong một vài năm đầu thường rơi vào trạng thái tâm lýđơn lạc lõng không biết mình thuộc về đâu.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, con người không quá khó khăn khi đến một vùng đất mới, một nền văn hóa mới để học tập, sinh sống. Họ đến có thể là vì sở thích, hoàn cảnh. Nhưng trong số đó, có những người có thể thích nghi được, có người không; có những người thích nghi nhanh, có những người thích nghi chậm. Dù rằng tất cả mọi người đều mong muốn có một cuộc sống vui vẻ nhất, thoải mái nhất, thành ng nhất ở đất nước, ở nền văn hóa mình đang sinh sống. Vậy làm như thế nào ta mới có thể sống tốt ở một nền văn hóa mới?

1. Phải có tính tự giác, khả năng tự học cao

Cách học ở nước ngoài hoàn toàn khác so với Việt Nam nên du học sinh thường phải mất một khoảng thời gian làm quen. Thời gian lên lớp không nhiều, do đó việc tự học là rất quan trọng. Tự học, tự khám phá mà sinh viên có thể trang bị những hiểu biết riêng cho mình, không rập khuôn. Quá trình tự học giúp tạo thành hệ thống kiến thức xâu chuỗi nhau.

Với bài kiểm tra, bài làm càng sáng tạo, càng vượt ra khuôn khổ thông thường càng có điểm cao. Do đó, thời gian đầu, du học sinh thường khá vất vả trong việc làm quen phương pháp học mới.

Tuy có nhiều khó khăn, nhưng theo các du học sinh, việc học tập ở trường thường được hỗ trợ rất nhiều như thư viện, các trang thiết bị… Sinh viên quốc tế cần tận dụng các tiện ích để phục vụ việc học tập của mình. Ngoài ra, khi cần hỗ trợ thêm, vẫn có thể đến gặp thầy , giáo sư để trình bày ý kiến.


2. Tìm hiểu nền văn hóa

Khi đến một đất nước khác, có thể ở họ cũng có nhiều nét tương đồng, nhưng có rất nhiều nét khác biệt mà bạn phải biết và thích nghi.

Cũng giống như con người, không có một nền văn hóa nào hoàn hảo cả. Bên cạnh những điều tốt đẹp, những điều đáng học hỏi, đáng ngợi ca thì còn tồn tại những mặt trái của xã hội đó. Vậy nên, đến sống một nền văn hóa mới ta phải biết học hỏi những điều hay và biết chấp nhận, thích nghi với những điều chưa tốt, chưa phù hợp. Thông qua việc tìm hiểu văn hóa nơi bạn định đến, bạn sẽ biết được đất nước đó có phù hợp với mình không, bản thân mình khi đến đó có thích nghi được không?

Chỉ khi sống ở một nền văn hóa mà bản thân thấy tốt, thấy phù hợp thì bạn mới có thể sống tốt, sống vui và hoàn thành tốt ng việc, nhiệm vụ của mình được.

Cứ từ từ dần dần để bản thân trải nghiệm những điều mới mẻ, và một ngày những cái điều mới mẻ này không còn mới mẻ nữa, mà nó sẽ trở thành thân thuộc. 


3. Hòa đồng vào cuộc sống mới

Khi đến một đất nước mới, bạn nên hoà nhập vào cộng đồng mới. Vì vậy, khi việc học dần ổn định, các bạn du học sinh đều tham gia vào các nhóm bạn ở địa phương, các hoạt động của những người dân nơi đây. Việc tham gia các hoạt động ở đây sẽ khiến bạn nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống mới và sẽ làm quen được nhiều người lạ sẽ có thể giúp đỡ bạn trong tương lai.

Không chỉ khám phá đồ ăn, khám phá các lễ hội, khám phá âm nhạc nghệ thuật, mà hãy vách ba lô lên và khám phá những các nẻo đường ngõ ngách của vùng đất mới này.


4. Sẵn sàng thay đổi

Ở Việt Nam, với ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn có thể đi bất cứ đâu, làm quen cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên ở nước ngoài, những ngôi trường đại học với giảng đường rộng mênh mông không có cơ hội làm quen các bạn trong lớp. Mọi người sẽ càng trở nên xa cách hơn nếu như bạn không chủ động bắt chuyện. Hãy thân thiện với các bạn xung quanh,  giao tiếp nhiều bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều. Nó không chỉ giúp bạn kết thân được với nhiều bạn bè mà nó còn giúp ích rất nhiều trong khả năng bạn trao đổi kiến thức.

Hãy tham gia những câu lạc bộ của trường, tham gia các buổi ngoại khóa. Sống trong ký túc xá hoặc môi trường có nhiều người nước ngoài.


5. Chủ động mở lòng và không bỏ cuộc

Quan hệ ở đâu thì cũng thế, đều cần đến từ hai phía. Nếu mình không bắt chuyện với người ta, tại sao lại mong chờ người ta đến bắt chuyện với mình. Hãy đặt câu hỏi, hãy lắng nghe, hãy tìm hiểu xem người kia là ai, thích gì.

Trong một số tình huống nói chuyện nhóm, đặc biệt là khi còn ở ghế nhà trường, có thể một vài lần bạn sẽ chú ý người nói không nhìn vào mắt mình hay lướt qua như thể mình không tồn tại trong nhóm. Đừng quá buồn lòng vì chuyện đó.

Khi còn trẻ, mình đã từng chạnh lòng và cảm thấy lạc lõng. Nhưng rồi sau này mình nhận ra, một số người làm như vậy vì bản thân họ còn thiếu kinh nghiệm và chưa học biết phải giao tiếp với những người từ văn hóa khác như thế nào, chứ không phải vì họ không thích mình. Trong những trường hợp như vậy mình càng phải chủ động hơn để cho họ cái cơ hội được mở mang và phát triển.


6. Sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè

Bạn bè, người thân là những người có thể giúp bạn hiểu thêm về nền văn hóa đó, dù họ đang sống ở đó, đã từng sống ở đó, hay chỉ có kiến thức, hiểu biết về nơi đó thông qua các trang báo, mạng chỉ cần họ có kiến thức về nơi đó thì đều hữu ích đối với bạn, đáng để bạn học hỏi.

Họ sẽ cho bạn biết được ở nơi đó như thế nào, cần thay đổi như thế nào để có thể thích nghi. Những gì họ mang lại cho bạn sẽ giúp bạn cảm thấy không bị bỡ ngỡ, không bị sốc văn hóa khi đến đó.

Sẽ không tránh khỏi có những thời điểm bạn như muốn “nổ tung”. Bạn chưa thể hòa nhập được và đang sống một cuộc sống gói gọn trong khuôn viên kí túc xá. Bạn gặp vấn đề khó khăn và lại chẳng thể nổi đóa lên bằng thứ ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Lúc này, rõ ràng những gì bạn cần là sự chia sẻ. Vậy thì, đừng quên rằng người thân của bạn tại Việt Nam luôn sẵn sàng lắng nghe bạn vô điều kiện, họ sẽ là người cho bạn những lời khuyên thực sự hữu ích hay nếu không thể khuyên bạn, thì chí ít những điều khó chịu trong lòng bạn cũng được giải tỏa rồi phải không?


7. Duy trì những mối quan hệ lâu dài

Khi đã có cơ hội gặp gỡ giao lưu và kết bạn, hãy gắng duy trì những mối quan hệ này và biến nó thành một mối quan hệ lâu dài.

Bạn không cần phải ra sức duy trì mối quan hệ với tất cả những người đã gặp, nhưng hãy chọn lựa một số các mối quan hệ chất lượng và thi thoảng nhắn tin, thi thoảng hẹn gặp, thi thoảng mời qua nhà chơi, thi thoảng rủ nhau đi ăn uống, đi lượn phố.

Sau một thời gian dài khi nhìn lại, bạn sẽ nhận ra những người bạn này, những mối quan hệ bền vững lâu dài này, đã giúp bạn trở thành một phần của vùng đất này. 

 

 Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Nhật Bản

 Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Đài Loan

 Tổng hợp các đơn hàng XKLĐ Châu Âu

 

Để được tư vấn cụ thể về chi phí, lương, điều kiện tham gia các đơn hàng? Hãy NHẬP SỐ ĐIỆN THOẠI và yêu cầu gọi lại để được cán bộ tư vấn của chúng tôi liên lạc hỗ trợ.
 
 
 
 

 

Chia sẻ nhận xét của bạn về Để thích nghi ở môi trường mới cho du học sinh Việt Nam tại nước ngoài

Lưu lại thông tin bình luận cho lần sau

Có 0 bình luận